20 điều không nên nói với đồng nghiệp

Ngày 06/05/2019

 -  4.252 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Trong khi một số tin đồn có thể mang tính tích cực, có những lúc tâm sự với đồng nghiệp lại khiến bạn trở nên thiếu chuyện nghiệp (và thậm chí là một kẻ phiền phức).

Hòa đồng ở chốn công sở là một điều rất tuyệt vời. Nó có thể khiến cho ngày làm việc của bạn bớt buồn tẻ, giúp bạn tập trung tốt hơn, và khiến cho năng suất lao động được cải thiện. Trong khi mà việc kết bạn mới ở chốn công sở thường có nhiều trở ngại , thì một cách tốt để "phá băng" chính là phàn nàn về những điều khó chịu với nhau.

Khi mà bạn phàn nàn về công việc nghĩa là bạn tin tưởng người khác sẽ không "khui" ra bí mật của bạn, và có thể khiến bạn và đồng nghiệp thân thiết hơn, bỏ đi những nghi ngại, theo tờ The Cut. Một nghiên cứu về việc tin đồn có thể khiến năng suất lao động cao hơn, hoặc tin đồn có thể cảnh báo bạn về những người quản lý khó tính hoặc vướng mắc khác, qua đó giúp công việc hiệu quả hơn.

Nhưng theo nhiều chuyên gia, việc quá thân thiết với đồng nghiệp lại không phải là một điều tốt. Trong khi một số tin đồn có thể mang tính tích cực, có những lúc tâm sự với đồng nghiệp lại khiến bạn trở nên thiếu chuyện nghiệp (và thậm chí là một kẻ phiền phức).

"Trong những đoạn đối thoại, bạn nên sử dụng những từ thường dùng đơn nghĩa cùng với sự thận trọng, đặc biệt là khi có sự có mặt của người khác." Rosalinda Oropeza Randall, tác giả cuốn sách "Don’t Burp in the Boardroom" chia sẻ. Lời khuyên thông thường là nếu bạn không nói nó trước mặt sếp của bạn, thì đừng nói điều đó với ai cả.

Bên cạnh những điều hiển nhiên là không nên nói- như là thô tục và lăng mạ - dưới đây là điều bạn tốt hơn hết là không bao giờ nói với đồng nghiệp của mình:

Đừng bao giờ hỏi lương của họ

 

 "Câu hỏi này không chỉ không chuyên nghiệp, mà nó còn khiến mọi người đều cảm thấy không thoải mái.", Randall nói. Vì sao bạn muốn biết về nó? Liệu bạn có than phiền với sếp nếu bạn thấy không công bằng không? Hoặc bạn sẽ mượn đồng nghiệp làm cái cớ để đòi được tăng lương?

Đừng hỏi mượn

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 2.

 "Hầu hết chúng ta đều quên mang ví tiền hoặc tiền mặt ít nhất một hoặc hai lần," Randall cho biết, "nhưng nếu điều đó lặp lại thường xuyên, đừng thắc mắc tại sao không ai rủ bạn đi ăn cùng những bữa trưa tới!"

Dùng cụm từ "Thật ra thì"

 

Barbara Pachter, tác giả của cuốn "The Essentials of Business Etiquette" cho rằng bạn càng muốn dùng những từ như thế để thể hiện sự chân thật của mình, thì càng khiến cho mọi người nghi ngờ nhiều hơn:" Liệu cô ta/ cậu ta có luôn thật lòng với mình?"

Đừng "ngồi lê đôi mách"

 

 "Lan truyền những lời đồn, và bạn sẽ trở thành một kể hay buôn chuyện", Vicky Oliver, tác giả của cuốn sách "Bad Bosses, Crazy Coworkers and Other Officer Idiots" và "Power Sales Words" khẳng định.

"Những bình luận tiêu cực về những người đồng nghiệp với những người khác sẽ khiến bạn trông tệ hơn cả những người bạn đang nói đến, và cả bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của những lần "buôn dưa" tương tự.", tác giả này phân tích.

Đừng nói với đồng nghiệp của bạn như là bạn đang "đi guốc trong bụng" họ vậy

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 5.

Một lời phàn nàn tất nhiên không phải là hành động phạm pháp, Randall nêu ra vấn đề, nhưng hãy cẩn trọng với những gì bạn nói.

Lời bình luận về vẻ bề ngoài của đồng nghiệp được cho là thiếu tế nhị, Randall khẳng định – và tệ hơn, đó là sự quấy rối tình dục.

Đừng nói với đồng nghiệp của bạn: "Tại sao bạn lại luôn gây rắc rối như thế?"

 

"Những chủ đề như là tôn giáo và chính trị đôi khi cũng được bàn đến trong môi trường công sở", Randall nói. Nhưng những bình luận tiêu cực thì thật không khôn ngoan và thiếu chuyên nghiệp, vì nó khiến bạn trở nên tiêu cực trong mắt đồng nghiệp vì bạn có suy nghĩ trái ngược với họ.

Đừng bao giờ hỏi đồng nghiệp của bạn nếu cô ấy có thai hay không

 

Câu hỏi này không thường đưa đến một kết quả tốt.

"Nếu đồng nghiệp của bạn không mang thai, thì bạn đang xúc phạm cô ấy." Oliver nói. "Còn nếu cô ấy mang thai, cô ấy có thể không sẵn sàng nói cho bạn. Tốt hơn hết hãy chỉ quan sát thôi."

Đừng nói, "Tôi xin lỗi vì đã làm phiền"

 

"Tình huống nào khiến bạn phải nói ra câu đó?", Pachter đặt câu hỏi.

Và nếu bạn thực sự muốn xin thứ lỗi vì một điều gì đó mà bạn chưa hoàn thành, tại sao bạn không làm nó ngay lập tức?

"Xin lỗi. Anh/Chị có thời gian rảnh một chút không?" Sẽ tốt hơn trong mọi trường hợp, cô ấy nói.

Đừng nói với đồng nghiệp của bạn là bạn đang tìm kiếm một công việc khác, hoặc hỏi bạn có biết công ty nào đang tuyển người không

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 9.

"Chia sẻ những điều đó với đồng nghiệp của bạn có thể khiến bạn bị tách biệt ra khỏi tập thể. Có thể họ không cố ý làm vậy, nhưng điều đó được giải thích là do bản năng. Bởi trong suy nghĩ của họ, bạn không còn là một thành viên cùng nhóm nữa", Randall chỉ ra.

"Họ có thể vô tình rò rỉ thông tin đó đến sếp của bạn, và bạn có thể phải rời công ty sớm hơn dự định.", tác giả này cho biết.

Đừng nói: "Nhìn những nốt phát ban này. Tôi nghĩ tôi bị bệnh gì đó rồi!"

 

"Kết quả khám bệnh là bình thường với bạn, nhưng nó có thể khiến người khác khó chịu.", Randall gợi ý. Vì vậy bà cho rằng hãy chỉ nói về những lần cảm hay đau đầu thôi.

Cố gắng không bắt đầu tất cả các câu nói của bạn với từ "Tôi nghĩ là"

 

 Nói rằng "Tôi nghĩ là" trong vài trường hợp thì có thể chấp nhận được, nhưng chỉ khi bạn thực sự không chắc chắn mà thôi.

"Sử dụng "Tôi nghĩ" có thể khiến bạn luôn trông không đáng tin cậy."Pathter nói. "Khi mà bạn biết điều gì đó thì hãy nói thật rõ ràng, ví dụ: "Buổi họp sẽ bắt đầu lúc 3 giờ chiều."

Đừng ghen ghét với sự thành công của đồng nghiệp của bạn

 

Bạn có thể suy nghĩ là: "Đáng lẽ mình mới là người xứng đáng!"

Nhưng những người chuyên nghiệp thì câu trả lời nên là: "Chúc mừng bạn" thôi.

Đừng nói: "Bạn có phiền nếu làm việc giúp tôi khi mà tôi đang đi nghỉ mát ở đảo thiên đường X không?"

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 13.

Phơi bày cuộc sống xa xỉ của bạn với đồng nghiệp gây ra sự đố kỵ, Oliver chia sẻ. Tốt hơn hết là nên tránh khoe khoang về cuộc sống của bạn tuyệt thế nào.

Đừng nói với đồng nghiệp nếu bạn được mời đến một bữa tiệc mà bạn thấy họ cũng quan tâm về nó

 

Không phải ai cũng được mời đến bữa tiệc họ mong muốn vì vậy nên hãy cẩn trọng với điều mà bạn định khoe khoang.

Đừng dùng những từ ngữ dễ gây hiểu nhầm

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 15.

 "Trong một số trường hợp, dùng sai từ ngữ có thể khiến bạn bị hiểu nhầm là bạn đang muốn nói về ý nghĩa tình dục, và có thể khiến cho bạn gặp nhiều rắc rối.Theo Randall

Đừng nói với đồng nghiệp là bạn đang chiếm dụng hay ăn cắp gì đó

 

Ngay khi bạn thú nhận điều đó, đó sẽ là cái cớ khiến bạn bị nghỉ việc, hoặc  bạn bị mất niềm tin của mọi người." Randall nói.

Đừng mang những vấn đề cá nhân để bàn luận

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 17.

"Những kể quá chi tiết về mối quan hệ cá nhân của bạn, chúng có thể là điểm yếu của bạn trong tương lai," Randall khẳng định.

"Chia sẻ những thông tin cá nhân như là về những mối tình của bạn thực sự là không cần thiết,"bà nói, "bạn nên giữ cho mình thì hơn."

Đừng gọi đồng nghiệp của bạn bằng những cái tên khiếm nhã

Đồng nghiệp hoặc sếp có thể làm những điều xấu với bạn, nhưng việc dùng những từ ngữ không tốt để nói về nó thì không những vô nghĩa mà còn khiến hình ảnh của bạn trong mắt mọi người xấu hơn.

Đừng hỏi mượn đồ khử mùi

Đừng đùa! Chia sẻ là quan tâm, nhưng không ai ở nơi làm việc thân đến mức đó cả.

Đừng nói với đồng nghiệp là bạn đang kiện công ty

Dù thân đến mấy, bạn cũng đừng nên để bị vạ miệng khi nói 20 điều sau với đồng nghiệp - Ảnh 19.

Cho dù bạn đang kiện một điều khoản bạn chắc chắn được nhận một cách hợp pháp, việc truyền bá nó ra xung quanh chẳng giúp ích gì cho bạn cả, mọi việc hãy hỏi luật sư của bạn", Randall nói.

"Nếu bạn thực sự kiện công ty mình đang làm, tốt nhất là bạn nên tự quyết định mọi việc và tự chịu trách nhiệm, cũng như tiếp tục hoàn thành công việc của mình với năng lực tốt nhất.

Nếu không thể, bạn nên nghỉ việc.", chuyên gia này cho biết. Nếu công việc khiến bạn bị đe dọa và bạn không vui về điều đó, thì cũng không cần phải ép buộc bản thân để tiếp tục làm việc.

Nguồn phát hành: Trí Thức Trẻ/Cafebiz

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group