Hành trình Lazada trở thành ông lớn thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngày 28/04/2018

 -  4.670 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Gia nhập Việt Nam lúc thị trường mua bán trực tuyến nở rộ, vượt nhiều cạnh tranh, hiện Lazada là một trong số đơn vị có doanh thu hàng đầu.

Năm 2003, thương mại điện tử manh nha trên thị trường Việt Nam với các đại diện như: vatgia, muaban, 5giay… Sau đó, thời điểm nở rộ deal, voucher với những cái tên như muachung, nhommua... Năm 2012, Lazada bắt đầu đặt chân vào Việt Nam.

Bà Phạm Thị Quỳnh Trang - Giám đốc phát triển nhà bán hàng Lazada cho biết, ngoài việc phải cạnh tranh với những đơn vị đã có vị thế vững vàng và am hiểu thị trường thương mại điện tử Việt Nam, công ty cũng đối mặt với nhiều tân binh sẵn sàng lao vào cuộc chơi.

Không những thế Lazada cũng tự mắc kẹt với "gót chân Achilles" của chính thị trường thương mại điện tử, dễ thấy nhất là dịch vụ giao nhận. Thời điểm này, các công ty giao vận tại Việt Nam chủ yếu nhận chuyển phát nhanh các bưu kiện, bưu phẩm. Chưa ai quen với hình thức chuyển hàng và thu tiền hộ tại nhà.

Lazada chiếm ưu thế về thương mại điện tử ở Đông Nam Á

Lazada chiếm thị phần ngày càng lớn về thương mại điện tử tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

"Thời điểm đầu, khi Lazada đăng hàng lên bán, chúng tôi chờ đơn đặt hàng của khách rồi đặt tài xế vào siêu thị mua từng món giao để giao. Doanh thu trong một ngày lúc này từng là mục tiêu cần phải đạt được trong một tháng khi bắt đầu. Nhiều người không chịu được áp lực đã rời bỏ", bà Phạm Thị Quỳnh Trang chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc thuê kho tập kết hàng hoá cũng là vấn đề lớn của công ty. "Việc thuê kho chứa hàng gặp nhiều khó khăn, chúng tôi liên tục dời địa điểm nên buộc lãnh đạo và nhân viên đều phải đi dọn kho", Giám đốc phát triển nhà bán hàng nói thêm.

Theo bà Thanh Đoàn - Trưởng bộ phận hàng FMCG, thời điểm này, niềm tin người tiêu dùng là thách thức mà doanh nghiệp không dễ gì vượt qua khi bị đánh đồng với những lùm xùm của các trang thương mại điện tử khác. Thương hiệu này từng bị xem là "lừa đảo"

"Khi đó Lazada rất nhỏ, không có ai tin tưởng. Thậm chí lúc đó tôi còn tưởng đây chỉ là một cửa hàng online thông thường và chưa thể nghĩ là sẽ có nền tảng công nghệ hoặc xây dựng sàn giao dịch như hiện nay", bà Đoàn nói.

Những lãnh đạo sàn này cho rằng, khó khăn mà đơn vị gặp phải có thể "giết chết" bất cứ sàn thương mại điện tử nào trên thị trường. Bằng chứng là sự ra đi của những cái tên như Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn, Lingo.vn…

Năm 2015 được xem là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình đáng kể của Lazada khi xây dựng Marketplace - sàn giao dịch thương mại điện tử đúng nghĩa. Cùng đó, doanh nghiệp đưa ra nhiều quy định chặt chẽ về chất lượng nguồn hàng.

Các nhà bán lẻ nếu họ không đảm bảo cung cấp được sản phẩm chính hãng sẽ bị phạt nặng theo quy định của sàn. Nhờ đó, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo tối đa, nâng cao uy tín thương hiệu cũng như lĩnh vực thương mại điện tử trong nước.

Tháng 10/2015, Lazada ra mắt đơn vị giao nhận - Lazada Express.nhằmchuẩn hoá dịch vụ giao nhận vốn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Ông Fabian Wandt - Giám đốc vận hành của Lazada Việt Nam cho biết, năm 2013, doanh nghiệp chỉ có một nhà kho nhỏ ở Cát Lái (TP HCM), mọi thứ đều thực hiện thủ công. Sau 5 năm, công ty đã có 3 trung tâm tiếp nhận và quản lý hàng hóa với tổng diện tích sử dụng lên đến 15.000 m2 cùng hệ thống kỹ thuật hiện đại.

"Nếu như thời điểm đầu mỗi ngày chúng tôi có 40 tài xế đi giao hàng thì giờ chúng tôi đã có hơn 600 tài xế giao nhận hàng tại hơn 40 điểm tập kết dọc Việt Nam", vị này thông tin.

Theo lãnh đạo công ty năm 2018, Lazada tập trung vào nâng cao trải nghiệm của người dùng dựa trên những ứng dụng công nghệ. Cụ thể, công nghệ dữ liệu (Big Data) và AI (trí tuệ nhân tạo) đang được doanh nghiệp từng bước áp dụng để tối ưu công cụ tìm kiếm và gợi ý sản phẩm hay phương thức thanh toán, phương thức giao hàng phù hợp với từng khách hàng.

Wesite của Lazada luôn chiếm lượng truy cập nhiều nhất trong số các trang web bán lẻ B2C tại Việt Nam.

Wesite của Lazada luôn có lượng truy cập nhiều nhất trong số các trang web bán lẻ B2C tại Việt Nam.

Về phía nhà bán hàng, công ty có kế hoạch miễn phí hoa hồng cho nhà bán lẻ, đồng thời hỗ trợ họ mở cửa hàng offline để phục vụ khách hàng tốt hơn. Lazada sẽ mở rộng thêm hệ thống giao nhận, kho bãi, rút ngắn thời gian giao hàng… Bên cạnh đó là các chương trình ưu đãi tổ chức thường xuyên, rầm rộ với nhiều hình thức mới lạ, hấp dẫn...

Nhân kỷ niệm 6 năm gia nhập thị trường Việt Nam, từ 9-11/5 sàn thương mại điện tử này sẽ tổ chức nhiều hoạt động thú vị với các trò chơi như: Càng xóc càng bốc; Điều ước bất khả thi; Hoạt động như Livestream; Chiếc hộp bí ẩn; Chợ đồng giá 1k và 6k; Deal chớp nhoáng... với nhiều quà tặng giá trị.

Đại diện Lazada khẳng định, đây không chỉ là dấu mốc quan trọng còn là dịp để sàn tặng người tiêu dùng những dịch vụ và trải nghiệm chưa từng có tại sàn thương mại điện tử.

Thanh Thư

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group