Muốn biết cấp trên có đánh giá cao năng lực của bạn hay không, hãy nhìn vào 3 điểm này

Ngày 10/10/2018

 -  4.261 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Trong công việc, ai cũng nỗ lực làm việc, mong được cấp trên để mắt tới hoặc chiếu cố đến mình.

Khi bạn được thăng chức hay được tăng lương với một khoản tiền cụ thể, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã có ấn tượng tốt đối với cấp trên. Vậy muốn biết cấp trên có đánh giá cao năng lực của bạn không, hãy nhìn vào ba điểm sau đây:

1.Cấp trên thường xuyên trao đổi công việc với riêng bạn

Lúc tôi còn làm ở công ty cũ, tôi có thân một anh đồng nghiệp. Thỉnh thoảng cả hai gặp nhau rồi ra cafe nói chuyện. Anh ta kể rằng anh vừa được cấp trên thăng chức. Tôi vừa chúc mừng và hỏi chuyện. Anh ta kể rằng dạo gần đây cấp trên hay gọi anh ta vào để bàn chuyện công việc hay đơn giản là cùng ngồi uống trà và tâm sự. 

Anh ta thấp thỏm lo lắng không biết mình có đắc tội gì với cấp trên không. Sau đó anh ta từ từ phân tích, suy xét và đi đến kết luận rằng: Nội dung mỗi lần anh ta trao đổi với cấp trên đều là chuyện công việc ví dụ như giải pháp cho công ty, kế hoạch làm việc, phương hướng của công ty... Điều này giúp cải thiện được năng lực làm việc của anh ta. 

Không bao lâu sau, cấp trên anh đã được thăng chức còn anh thì tiếp quản vị trí cũ của cấp trên. Lúc này anh ta mới hiểu ra rằng cấp trên sớm biết mình sắp được thăng chức nên đã đào tạo anh đồng nghiệp của tôi để cho anh ta quen việc. 

Vậy nên, nếu bạn không làm gì sai trái, không mâu thuẫn với cấp trên mà được cấp trên gọi lên phòng trao đổi riêng, bố trí sắp xếp công việc thì chứng tỏ cấp trên tin tưởng vào khả năng quản lý của bạn.

Đi làm đừng chỉ chăm chăm vào kết quả: Muốn biết cấp trên có đánh giá cao năng lực của bạn hay không, hãy nhìn vào 3 điểm này - Ảnh 1.

2.Cấp trên thường dẫn bạn đến các sự kiện của công ty thay vì những đồng nghiệp khác

Nếu cấp trên muốn bồi dưỡng và nâng cao khả năng của bạn, thì việc đi cùng bạn đến các sự kiện quan trọng của công ty là điều nên làm. Ví dụ như cuộc họp thường niên của công ty hoặc gặp gỡ các khách hàng quan trọng của công ty. 

Vì cấp trên có rất nhiều việc cần giải quyết và cấp trên cũng không thể nào ôm đồm hết mọi việc nên đây là cơ hội hiếm hoi bạn càng phải nắm bắt. Dẫn theo cấp dưới đi cùng, cấp trên muốn bạn làm quen với các quy trình và kỹ năng đàm phán. 

Bên cạnh đó, cấp trên muốn bận làm quen với các đối tác mới, các nhà cung cấp để sau này bạn có thể tự làm việc. Đây cũng là cơ hội để bạn tạo uy tín với đối tác trong một số trường hợp và chứng tỏ lãnh đạo đánh giá cao năng lực của bạn.

3.Cấp trên yêu cầu bạn đưa ra những đề xuất khi sếp đang đứng trước những quyết định quan trọng

Có những việc buộc cấp trên phải tự mình xoay sở và tự mình giải quyết. Sau khi đưa ra quyết định thì để các nhân viên thi hành thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có những lúc cấp trên phải đắn đo giữa các sự lựa chọn và cách hay nhất là tham khảo ý kiến của cấp dưới. 

Đây là cơ hội chứng tỏ cấp trên đánh giá cao năng lực của bạn cũng như tôn trọng các đề xuất bạn đưa ra khi bạn được hỏi ý kiến.

Đi làm đừng chỉ chăm chăm vào kết quả: Muốn biết cấp trên có đánh giá cao năng lực của bạn hay không, hãy nhìn vào 3 điểm này - Ảnh 2.

Nếu bạn có một trong ba điểm trên thì xin chúc mừng bạn, cấp trên đã đánh giá cao năng lực làm việc của bạn và con đường thăng tiến chỉ cách bạn rất gần.

Theo Trí Thức Trẻ/CFbiz

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group