Bộ ba phương châm sống của người thông minh
 -  6.438 Lượt xem
(Doanh nhân thời đại) Khi chúng ta làm việc gì cũng vậy, chúng ta cần “chất”, chứ không phải “lượng”. Lời nói cũng như thế, nói ít mà đem đến lợi ích, còn hơn nói nhiều mà không có tác dụng gì.
1. Làm việc không trì hoãn
Đã là người thì hầu như ai cũng có tính trì hoãn.
Khi làm mệt rồi, thì thường nghĩ đến việc dừng lại một lát, uống miếng nước, "lười" một tí mới làm.
Nhưng làm việc gì cũng vậy, sợ nhất là chữ "trì hoãn".
Việc hôm nay thì hãy cố làm cho xong trong hôm nay.
Ngày mai có việc của ngày mai, còn rất nhiều thứ đang chờ bạn đến làm.
Người không biết quý trọng hôm nay, làm sao có thể nói đến ngày mai?
Khi bạn gặp rắc rối, bạn thường chừa lại để làm sau, trì hoãn thêm một thời gian.
Ngày qua ngày, năm qua năm, công việc bị trì hoãn đó từ việc nhỏ có thể biến thành chuyện lớn, chuyện tốt có thể biến thành chuyện xấu, việc dễ cũng trở thành chuyện khó. Đến cuối cùng, chúng ta chưa hoàn thành xong việc gì, cũng không đạt được thứ gì.
Làm người, nhất định phải luôn cố gắng, siêng năng, chăm chỉ; làm việc, nhất định phải mạnh mẽ, dứt khoát.
Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không làm. Trì hoãn là thất trách, chỉ làm việc khó thêm.
Đừng tự tìm thêm lý do cho mình nữa, được không? Người muốn làm nhất định sẽ tìm cách, người không muốn nhất định sẽ tìm đủ lý do cho bản thân. Nên nhớ, nghĩ kỹ về nó rồi thì lập tức đi làm ngay.
Một khi bạn đã thực hiện được bước đầu tiên rồi, những việc phía sau cũng không còn khó như bạn nghĩ.
2. Nói chuyện không nhiều lời.
Thông thường, những người im lặng hành động thường là người cư xử cẩn trọng, làm việc lớn, còn ngược lại, những người thích khoe khoang thường hay là kẻ kiêu ngạo, bất tài.
Do đó, quản tốt lời nói của mình là cách tự bảo vệ mình tốt nhất.
"Nói nhiều lời, không bằng nói ít lại. Bởi vì lời nói không phải "đắt giá" ở số lượng nhiều hay ít, mà đắt ở "chất lượng" nói thế nào."
Khi nói chuyện, đừng cố gắng tranh nói, đừng cố gắng nói quá, đừng cố gắng khoe khoang, cũng đừng nói dối thường.
Trong bài "Im lặng", Chu Tự Thanh đã từng viết một câu thế này: "Lời nói của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm, không nên giống như tiếng pháo giao thừa. Vì có ai thích nghe tiếng pháo đốt cả ngày?"
Có một học trò từng hỏi: "Nói nhiều và nói ít, cái nào tốt hơn?"
Khi đó thầy giáo đã trả lời: "Ếch và ruồi đều kêu không ngừng cả ngày lẫn đêm đến nỗi muốn khát khô cổ họng, nhưng có ai nguyện ý nghe chúng kêu hay không? Trong khi gà trống chỉ gáy vào buổi sáng, mọi người trên thế giới đều nghe tiếng nó mà thức dậy. Qua đây ta thấy được, nói nhiều có tác dụng gì không? Nói nhiều không phải là hay, quan trọng nhất là lựa đúng lời, đúng thời điểm để nói."
Khi cảm xúc không tốt, đợi lát hẳn nói.
Khi không nắm chắc, đợi khi nào có bằng chứng rõ ràng hãy nói.
Khi có việc gấp, cố gắng bình tĩnh, nói ít hiểu nhiều.
Khi không cần thiết, không cần nói thêm.
Thứ không nên nói thì đừng nói mò, không thể nói thì đừng bịa đặt, không biết nói thì đừng nói bừa.
Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, nắm vững chừng mực, mới có thể làm nổi bật sự quyến rũ của ngôn ngữ.
3. Làm người không đi qua giới hạn.
Cái gọi là giới hạn, chính là làm việc gì cũng đừng vượt qua ranh giới rào cản giữa người tốt và kẻ xấu.
Giới hạn là một thước đo, có thể sử dụng để đo lòng người, cũng đo lường chính mình.
Trong lòng có thước đo, làm việc gì cũng có chừng mực.
Không quá nhiệt tình, cũng không quá lạnh nhạt. Không nịnh nọt, cũng không kiêu ngạo.
Lịch sự và độ lượng, cư xử cứng rắn và dịu dàng đúng lúc, đúng chỗ.
Lúc tiến lên không sợ hãi, lúc thụt lùi không hối tiếc.
Dù đang ở vị trí nào, làm việc gì, ăn cái gì, mặc đồ ra sao, cũng luôn nhớ cư xử đúng mực, không kiêu ngạo. Đây là cách chừa trước cho mình một con đường lui sau này.
Làm người hiểu giới hạn, biết chừng mực, là thứ cả đời ta nên học hỏi và nhớ mãi.