Thói quen tốt ghi điểm ở nơi làm việc
 -  4.196 Lượt xem
(Doanh nhân thời đại) Lưu lại một vài cửa hàng đặc biệt. Chẳng hạn như cửa hàng lưu niệm, hay những nhà hàng thích hợp cho nhóm 10 người trở lên ăn uống, hay quán ngon ở địa phương nào đó, việc này sẽ khiến bạn trở nên đa năng và thú vị hơn trong mắt người khác.
Ở nơi làm việc, hãy học cách học những thói quen tốt từ người khác, tự ngẫm lại hành vi của mình, tự giác kỉ luật và luôn không ngừng nâng cao giá trị của bản thân, khiến cuộc sống và công việc trở nên cân bằng và hài hòa hơn.
Những thói quen tốt giúp cộng điểm ở nơi làm việc
1. Khi gửi cho đối phương bản Excel, tốt nhất hãy gửi bản hoàn chỉnh nhất để đối phương chỉ cần mang đi in là xong.
2. Khi hợp tác làm việc với ai đó, sau khi đã trao đổi rõ ràng với nhau, tốt nhất là hãy cho đối phương một bảng thời gian biểu, như vậy người ta có thể nắm rõ công việc hơn, và cũng sẽ đem lại cho bạn ấn tượng về sự đáng tin cậy.
3. Biến sự ca thán thành "Tôi có thể như nào, mới có thể…", trạng thái nhất định sẽ khác.
Chẳng hạn, khi bị lương thấp, thay vì ngồi oán than, hãy đổi thành "tôi phải làm sao mới có thể được tăng lương", tâm thái ngay lập tức sẽ trở nên tích cực và nhiệt huyết hơn rất nhiều.
4. Sau khi hoàn thành xong một công việc nào đó, nếu có một khoảng thời gian rảnh rỗi, bạn có thể thả lỏng, nghỉ ngơi một chút, nhưng tuyệt đối đừng lười biếng.
Tốt nhất là nên tổng kết lại công việc mà mình vừa hoàn thành, hoặc là chuẩn bị một chút cho công việc tiếp theo.
5. Lập ra cho mình một bảng thời gian biểu, đại khái là xem mỗi tháng phải làm những gì, đặc biệt là khi nào phải làm những việc quan trọng nào, để tiện có phương án chuẩn bị cho nó.
6. Lưu lại một vài cửa hàng đặc biệt. Chẳng hạn như cửa hàng lưu niệm, hay những nhà hàng thích hợp cho nhóm 10 người trở lên ăn uống, hay quán ngon ở địa phương nào đó, việc này sẽ khiến bạn trở nên đa năng và thú vị hơn trong mắt người khác.
7. Sắp xếp lại bàn làm việc, hãy để mỗi ngày khi ngồi xuống, tâm lý đều thoải mái và phấn chấn.
8. Khi có ý tưởng nào đó, hãy lập tức ghi lại. Linh cảm, cái thứ này, một đi sẽ không trở lại.
9. Khi có nhiệm vụ, hãy ghi lại, nếu không bạn sẽ suốt ngày phải lo âu mình sẽ quên mất nó.
10. Khi báo cáo công việc, hãy viết tên của các thành viên trong nhóm lên trang đầu, đồng thời luôn nhấn mạnh công lao của tập thể.
Kỉ luật tự giác giúp bạn được cộng điểm ở nơi làm việc
1. Sau khi hoàn thành xong một dự án nào đó, hãy ăn mừng, đây là thời khắc quan trọng giúp nâng cao nhuệ khí.
2. Đừng bày tỏ quan điểm của bạn về các sự kiện gây tranh cãi trên trang cá nhân hay trong nhóm nào đó của bạn, bạn không biết mình sẽ xung đột với giá trị quan của ai.
3. Chuẩn bị cho mình một kỹ năng độc đáo, chẳng hạn như một bài hát, một điệu nhảy, một câu chuyện cười, bạn sẽ chẳng biết mình phải lên biểu diễn ngẫu hứng ở sự kiện nào cả đâu.
4. Nếu mua một quyển sách, hãy đọc nó ngay trong ngày hôm đó, nếu không thì tỷ lệ nó bị đóng bụi trên giá là rất cao.
5. Hãy lựa chọn sách một cách cẩn trọng, thời gian là tài sản vô cùng quý giá, xem một quyển sách vô giá trị là đang lãng phí cuộc sống.
Nguồn sách hay thường có 3 loại: sách khoa học, sách người thành công gợi ý, sách lãnh đạo gợi ý.
6. Nếu áp lực quá lâu, hãy giải tỏa nó, có thể say một trận, có thể đi du lịch xả stress, cũng có thể đi hát karaoke.
7. Khi tâm trạng không tốt, hãy đi ra chợ, sự nhộn nhịp và dư vị của thức ăn rau quả sẽ đem lại sự ấm áp, thân thuộc và thư giãn cho bạn.
8. Sau khi hoàn thành xong một việc gì đó, có thể tự bảo mình một câu "Thông qua chuyện này, tôi thấy được…", nó sẽ rèn luyện khả năng tổng kết và ngẫm nghĩ của bạn.
9. Hãy dành một ít thời gian mỗi tuần cho những sở thích nhỏ của mình, nó sẽ khiến bạn cảm thấy mình không chỉ là một xã súc (một danh từ xuất phát từ tiếng Nhật, có nghĩa là "vật nuôi" của công ty, những người suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào làm việc).
Gia tăng giá trị bản thân
1. Xem chương trình thực tế hay phim truyền hình, hãy thử đặt mình vào trường hợp của nhân vật, nghĩ xem nếu mình là họ, mình sẽ có phản ứng và xử lý ra sao. Và bạn sẽ có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm của nhiều người hơn.
2. Đừng dùng mệnh lệnh đi yêu cầu người khác, hãy dùng nhận thức chung để thúc họ.
Chẳng hạn như khi đối xử với cấp dưới, mục đích của họ là phát triển, tiền lương hoặc là các mối quan hệ xã hội, vậy thì hãy để anh ta ý thức được rằng, nhiệm vụ này sẽ giúp ích rất nhiều cho mục đích của anh ta.
Khi tầng động cơ của đôi bên thống nhất, sự chủ động và nhiệt tình của người ta sẽ được đẩy lên tới cực hạn.
3. Năng đọc về những người thành công và ưu tú, dù cũng chẳng bắt chước được, nhưng ít nhất họ cũng khiến bạn thấy rằng những gì mình làm là vẫn chưa đủ. Còn không gian có nghĩa là có thể tiến bộ, nhưng hài lòng thì sẽ đồng nghĩa với sự ì trệ.
4. Mỗi khi lãnh đạo phát biểu, hãy ghi lại thói quen biểu đạt và những quan điểm trọng tâm, biết đâu một ngày nào đó bạn lại là người viết bản thảo phát biểu cho họ.
5. Đừng tin sự đảm bảo của người khác, bởi lẽ đảm bảo đều là những phản ứng cảm xúc tại một thời điểm cụ thể, một mối quan hệ cụ thể và một tình huống cụ thể. Khi những trường hợp này đã thay đổi, sự đảm bảo sẽ không có cơ sở.
6. Luôn để cốc nước trong tình trạng ít nước, như vậy bạn sẽ phải đứng lên một vài lần, đi thêm được vài bước, vặn người thêm được vài cái, và quan trọng là có lý do để thay đổi tâm trạng.
7. Mỗi tháng tới hiệu sách một lần, bạn sẽ nhận ra là vẫn còn có rất nhiều đang không ngừng nỗ lực học tập, động lực của bạn cũng có thêm đồng đội.
8. Mỗi tháng đi ăn với một người bạn ở một lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ phát hiện ra thế giới quả thực rất rộng lớn.
9. Khi không thể thoát ra khỏi khó khăn, hãy dành nhiều thời gian hơn để nhìn nhận lại nó. Những trải nghiệm ở hiện tại, sẽ trở thành CV của bạn trong tương lai.
10. Xem xét lại bản thân ở mỗi một nút thời gian do bạn tự lựa chọn. Chỉ khi biết mình đã đi bao xa, chúng ta mới có thể tiến xa hơn.