Cách góp ý không gây mất lòng nơi công sở

Ngày 14/05/2020

 -  6.769 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Để doanh nghiệp phát triển, văn hóa công sở đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy hãy ứng xử tốt với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới và mọi người trong công ty.

Và để tập thể tốt hơn, chúng ta cần những lời góp ý mang tính xây dựng. Vậy làm cách nào mà góp ý không gây mất lòng nơi công sở. Hãy tham khảo các cách sau đây nhé! 

1. Có mục đích rõ ràng khi đưa ra góp ý

Trước khi quyết định đưa ra những lời khuyên, góp ý cho đồng nghiệp của mình bạn cần xem xét một cách thấu đáo có thực sự cần góp ý hay không. Nếu những góp ý của bạn là cần thiết, mang tính chất xây dựng để giúp đồng nghiệp tốt lên trong công việc thì nên. Còn nếu không những góp ý của bạn chỉ mang tính chất góp ý các vấn đề ngoài rìa, không nằm trong phạm vi công việc thì có thể cân nhắc. Đây cũng là cách giúp cho bạn gây được ấn tượng tốt trong mắt sếp và đồng nghiệp, vậy nên hãy luôn biết cách phát huy và khẳng định mình nhé.

cách góp ý cho người khác

Góp ý trên tinh thần cầu tiến và văn minh.

2. Góp ý một cách chân thành, thẳng thắn

Với vấn đề này thì cách tốt nhất là tránh đi đường vòng, không nên dài dòng, vòng vo hay đề cập đến những việc không liên quan. Thay vào đó hãy đi thẳng vào vấn đề, trình bày một cách ngắn gọn, nhưng phải lựa lời mà nói, tránh sử dụng những ngôn ngữ mang đậm chất phê bình này nọ, điều này sẽ dễ gây ra những hiểu lầm, các cuộc tranh cãi không đáng có. Góp ý với đồng nghiệp cần hết sức tinh tế và nhẹ nhàng như vậy mới không bị mất lòng

3. Lấy bạn làm ví dụ điển hình

Những góp ý của bạn không đúng cách đôi khi có thể làm phản tác dụng, khiến đồng nghiệp của bạn cảm thấy mình kém cỏi, thiếu năng lực. Cách giải quyết tốt nhất để tránh tình trạng này là lấy bạn ra để làm minh chứng điển hình, nhấn mạnh đến những sai lầm mà bạn đã từng phạm phải trong quá khứ và cách mà bạn giải quyết vấn đề ra sao, để từ đó đồng nghiệp của bạn không còn cảm thấy tự ti hay mặc cảm gì nữa, vì không chỉ có riêng họ mắc phải những sai lầm này.

cách góp ý cho người khác

Hãy dùng bạn làm ví dụ trong những góp ý của mình.

4. Cho đồng nghiệp cơ hội đưa ra ý kiến mang tính xây dựng

Các cuộc trò chuyện, trao đổi thường mang tính chất góp ý, xây dựng giúp cả 2 phía cùng tốt lên. Vì vậy sau khi đã trình bày quan điểm, đóng góp ý kiến của mình, bạn cũng nên quan tâm đến việc hỏi ý kiến đồng nghiệp, cho họ có cơ hội để giải thích những nguyên nhân, khó khăn mà họ gặp phải trong công việc để từ đó cả 2 cùng nhau đưa ra những hướng giải quyết mới tốt hơn.

5. Tạo sự tín nhiệm khi góp ý với sếp

Trước hết, bạn phải suy xét kỹ mọi điều và chứng tỏ khả năng bản lĩnh của mình với sếp và mọi người. Khi đã chứng tỏ khả năng của bạn, tạo được sự tín nhiệm với mọi người xung quanh thì bạn sẽ thấy rằng thuyết phục sếp và đưa ra ý tưởng mới với sếp rất dễ dàng.

6. Đưa ra giải pháp cho vấn đề

Trước khi phê phán, góp ý với sếp về ý tưởng của dự án mà bạn cho là không phù hợp, bạn cần phải có một giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại, cần phải thay đổi. Bởi vì, sếp sẽ không chấp nhận ý kiến góp ý của bạn nếu bạn không đưa ra được giải pháp cho vấn đề.

7. Thể hiện sức mạnh tập thể của đội nhóm bạn khi góp ý với sếp

Bạn là một phần của nhóm và bạn có quyền lên tiếng để đưa ra những ý kiến có lợi cho cả nhóm. Vì vậy, cách tốt nhất để tạo nên sức mạnh khi thuyết phục sếp đó là bạn hãy hợp tác với mọi người trong nhóm cùng nhất trí đưa ra góp ý với sếp nhằm thay đổi một số điều của dự án. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ thể hiện được sự đoàn kết cũng như khả năng thuyết phục và khả năng lãnh đạo của mình trước sếp.

cách góp ý cho người khác

Hãy dùng sức mạnh đội nhóm nếu muốn góp ý với cấp trên

8. Tuyệt đối không “qua mặt” sếp

Cho dù sếp trực tiếp của bạn không có quyền quyết định những thay đổi mà bạn đưa ra thì bạn vẫn phải đệ trình ý kiến của bạn với người đó đầu tiên. Sau đó, bạn và sếp trực tiếp của bạn có thể bàn luận ý tưởng đó với người quản lý cấp cao hơn. Cách tiếp cận như vậy sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả và bạn sẽ nhận được sự “hậu thuẫn” của sếp mình. Bởi vì, nếu bạn đề xuất ý kiến của bạn với người quản lý cấp cao của công ty mà không hỏi ý kiến sếp trực tiếp có thể sẽ khiến sếp trực tiếp của bạn phật ý.

Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rất đúng trong trường hợp này. Vẫn biết mục đích của bạn chỉ là góp ý để công việc và doanh nghiệp của mình tốt hơn, nhưng quan trọng là phải góp ý sao cho khéo léo, tế nhị. Vậy nên, hãy lưu ý ngay các cách ở trên nhé! 

Nguồn phát hành: uocmovahanhphuc

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group