Áp dụng đúng 6 chiến thuật của Binh pháp Tôn Tử vào kinh doanh, ắt sẽ thành công

Ngày 29/08/2019

 -  7.966 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) "Biết địch và biết mình, trăm trận trăm thắng; không biết địch chỉ biết mình, một thắng một thua; không biết địch cũng không biết mình, đánh đâu thua đó". Trong kinh doanh, ai biết được nhiều nhất chính là kẻ chiến thắng

Kinh doanh thật ra chính là một loại chiến trường - nơi người ta dùng mưu, tính kế để đấu đá lẫn nhau, hòng giành lợi ích về cho mình. Đó chính là lý do ngày càng có nhiều doanh nhân tìm tới "Binh pháp Tôn Tử" - cuốn sách kinh điển về nghệ thuật chiến tranh do vị danh tướng vĩ đại người Trung Quốc chấp bút.

Dù hàng nghìn năm đã trôi qua, những triết lý khôn ngoan của Tôn Tử vẫn chứng minh được giá trị của chúng trong thế giới hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Nhân vật Gordon Gekko trong bộ phim huyền thoại "Phố Wall" từng nói: "Tôi không ném phi tiêu một cách mù quáng. Tôi đặt cược vào những điều chắc chắn. Cứ đọc Binh pháp Tôn Tử đi. Người giỏi dụng binh đặt mình vào thế thắng trước rồi mới giao tranh".

Dưới đây là 6 bài học trong Binh pháp Tôn Tử mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng nên áp dụng để giành phần thắng về cho mình.

 Thương trường như chiến trường: Áp dụng đúng 6 chiến thuật lợi hại này của Binh pháp Tôn Tử vào kinh doanh, ắt sẽ trăm trận trăm thắng! - Ảnh 1.

1. Nắm bắt thị trường mà không hủy hoại nó

"Người đánh trăm trận trăm thắng, chưa chắc đã là vị tướng thiện chiến; không đánh mà khuất phục được địch, đó mới là vị tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi."

Đôi khi, người làm kinh doanh quá mải mê cạnh tranh với nhau, để rồi khi giành được thị trường thì lợi nhuận cũng đã hao hụt. Tuy nhiên, như Tôn Tử đã nói, người không đánh mà vẫn nắm được chiến thắng mới là kẻ thực sự chiến thắng cuối cùng.

Để thành công, bạn phải giành được thế tiên phong, nhưng vẫn duy trì một thị trường lành mạnh. Có rất nhiều cách để làm điều này như: phát triển những cách tiếp cận mới để phục vụ thị trường, hoặc sử dụng các chiến thuật ngầm mà không đánh động đối thủ.

Amazon đã chiếm phần lớn thị trường bán lẻ sách, sau đó mới mở rộng sang các mặt hàng khác. Dịch vụ xem phim Netflix đã vượt mặt Blockbuster với mô hình kinh doanh khác biệt mà chính Blockbuster đã từng coi thường.

2. Tránh điểm mạnh, tấn công vào điểm yếu

"Binh pháp giống như nước; nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ trũng. Chiến tranh cũng vậy; cách tốt nhất để giành thắng lợi là tránh điểm mạnh và tấn công và điểm yếu của quân thù."

Nhiều công ty tấn công trực tiếp vào đối thủ cạnh tranh với hy vọng sẽ giành được lợi nhuận. Thế nhưng, việc đánh trực diện vào điểm mạnh chỉ làm hao tổn nguồn lực của mình và kích thích đối phương đánh trả dữ dội.

Bạn phải nhớ rằng, điểm yếu của đối phương chính là điểm mạnh của mình. Nếu biết đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà đối thủ không làm được, bạn sẽ chiếm lợi thế và gia tăng lợi nhuận của mình.

Walmart chính là một ví dụ. Thay vì đối đầu với những nhà bán lẻ lớn ở thành phố, họ tìm về các thị trấn nhỏ. Nhờ đó, Walmart đã loại bỏ được các đối thủ yếu hơn ở địa phương, đồng thời tăng trưởng mạnh mẽ. Sau này, khi Kmart trực tiếp cạnh tranh về giá với Walmart, Kmart đã không thể thắng được mô hình chi phí thấp - vốn là điểm mạnh của Walmart.

 Thương trường như chiến trường: Áp dụng đúng 6 chiến thuật lợi hại này của Binh pháp Tôn Tử vào kinh doanh, ắt sẽ trăm trận trăm thắng! - Ảnh 2.
 

 

Nguồn phát hành: Trí Thức Trẻ/Cafebiz

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group