Cách cân bằng cuộc sống khi làm việc cùng sếp nghiện công việc

Ngày 16/10/2018

 -  5.203 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Nếu không biết cách cùng tồn tại, làm việc và cân bằng cuộc sống dưới áp lực từ vị sếp nghiện công việc, bạn sẽ nhanh chóng bị kiệt sức.

Làm dưới quyền một lãnh đạo cuồng công việc đồng nghĩa với những giờ làm dài và hy sinh thời gian cá nhân để đáp ứng mọi yêu cầu. Hãy quên chuyện cân bằng cuộc sống – công việc đi, vì với họ, công việc chính là cuộc sống.

5 cách cân bằng cuộc sống khi làm việc cùng sếp nghiện công việc

Dù vậy, áp lực này có thể khiến bạn kiệt sức nhanh chóng. “Chìa khóa cho nhân viên là phải biết cách cùng tồn tại”, Harris Kern – một tác giả sách tại Mỹ cho biết, “Bạn không thể thay đổi sếp của mình được đâu. Nhưng bạn còn có gia đình, các ưu tiên khác và không thể làm việc 24/7 được”.

Theo các chuyên gia, dưới đây là những việc bạn có thể làm để né tránh, hoặc chung sống với những người này.

1. Tránh xa ngay từ đầu

Một số lãnh đạo, công ty hay thậm chí cả ngành công nghiệp vốn đã nổi tiếng với những tuần làm việc dài ngày và nhiều đòi hỏi. Hãy tìm hiểu thật kỹ những điều này trước khi chấp nhận lời mời vào làm việc.

“Hãy tìm một tổ chức phù hợp với quan điểm của bạn về cân bằng cuộc sống – công việc”, Dana Brownlee – nhà sáng lập hãng đào tạo phát triển nghề nghiệp Professionalism Matters cho biết, “Bạn không muốn phải bơi ngược dòng từ ngày đầu đâu. Bạn cũng chẳng thể vào đó và thay đổi cả cấu trúc tổ chức của họ được”.

2. Tự đặt ra giới hạn

Đừng ngại chia sẻ quan điểm của mình với lãnh đạo để đặt ra các giới hạn. Nếu vừa bắt đầu công việc hay đang cảm thấy quá sức với vị trí hiện tại, hãy nói chuyện với sếp.

Lời khuyên của Bryan Robinson – tác giả cuốn “Thư giãn: Tắt công việc đi và Bật cuộc sống lên” là đừng tỏ ra gay gắt trong cuộc nói chuyện này. Nó sẽ chỉ khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn.

Hãy bắt đầu bằng một chuyện tích cực, rồi nêu ra vấn đề làm việc quá sức với các ví dụ cụ thể gần đây nhất, rồi kết thúc bằng một thông điệp tích cực khác. “Những người cuồng công việc sẽ không nhìn thấy nước khi họ đang bơi trong đó đâu. Họ cũng không nhận ra nó đang tác động lên người khác và chính bản thân họ nữa. Họ hoàn toàn chú tâm vào công việc và hoàn thành nó”, anh giải thích.

Lãnh đạo có thể quên mất họ đã giao cho nhân viên nhiều việc như thế nào. Vì vậy, nếu cảm thấy quá tải, hãy gợi ý họ xem lại và sắp xếp theo trình tự ưu tiên.

3 bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc kinh doanh cho cha mẹ đơn thân

3. Bám sát giới hạn

Sẽ có nhiều thời điểm bạn cần phải làm quá giờ và làm cả cuối tuần là cần thiết để hoàn thành công việc. Điều đó hoàn toàn có thể dự báo trước và quan trọng là bạn phải linh hoạt.

Nếu bạn quyết định làm việc vào cuối tuần, hãy đảm bảo sếp của bạn biết đây chỉ là ngoại lệ. “Hãy nói với sếp rằng bạn vẫn muốn có thời gian nghỉ cuối tuần, nhưng dự án này rất quan trọng, nên bạn phải hoàn thành. Nhớ nhấn mạnh đây chỉ là ngoại lệ thôi”, Brownlee cho biết.

4. Chấp nhận và thương lượng

Nếu bạn được giao việc vào chiều muộn thứ Sáu, hạn chót hoàn thành vào sáng thứ Hai, tức là cần làm việc vào cuối tuần, cứ chấp nhận yêu cầu đó và tìm cách thương lượng. Bạn có thể nói: “Tôi hiểu dự án này rất quan trọng. Nhưng tôi còn có một số việc phải làm. Tôi có thể hoàn thành vào chiều thứ Hai không?”

5. Tìm ra điểm cân bằng đúng

Nếu buộc phải làm việc cuối tuần, đừng để nó chiếm hết thời gian của bạn. Kern thường kiểm tra email vào cuối tuần trước khi vợ con anh thức dậy.

Theo Vnexpress/DNSG

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group