Đừng bao giờ nói những lời "cấm kỵ" này tại nơi công sở nếu không muốn rước họa vào thân

Ngày 26/05/2019

 -  5.022 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Một mối quan hệ công việc có nhiều rào cản riêng tư, bí mật và dè chừng nhau nên nếu lỡ nói gì không đúng, không nên, tam sao thất bản, đến tai người khác là bạn có thể gặp họa.

Vậy nên, bạn rất cần thận trọng, tránh ngay những điều dưới đây kẻo "tai bay vạ gió", xui xẻo nơi công sở.

Làm việc nơi công sở, ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng: Họa từ miệng mà ra. Tất cả những lời bàn tán, trò chuyện tại văn phòng nên được cân nhắc một cách kỹ lưỡng nếu như bạn không muốn nhận lại hậu quả nghiêm trọng và những rắc rối không đáng có.

Thân thiết với bạn bè đồng nghiệp là chuyện tốt nhưng đừng nên nói và làm những điều này tại chốn công sở nhiều thị phi bất ngờ:

“Điều này thật nhàm chán”

Nơi công sở, có thể bạn phải tham gia nhiều cuộc họp có vẻ không cần thiết, lãng phí thời gian và khá khập khiễng. Nhưng đừng bao giờ nói to điều đó trong cuộc họp hoặc thì thầm với đồng nghiệp của mình, Tiến sĩ Melanie Greenberg, nhà tâm lý học lâm sàng ở Mill Valley, California cho biết. Nó có thể khiến sếp nghĩ rằng bạn đang cảm thấy chính công việc nhàm chán và bạn nghĩ rằng bạn có nhiều việc cá nhân phải làm hơn là tham dự cuộc họp vì công việc.

“Bạn trông thật tuyệt vời”

Tốt hơn hết là bạn không nên bình luận về ngoại hình và cân nặng của đồng nghiệp. Bạn cần phải suy nghĩ trước khi nói với một đồng nghiệp rằng hôm nay trông bạn thật tuyệt, hay kiểu tóc của bạn trông rất đẹp. Điều đó có nghĩa là mái tóc cũ của họ trông khủng khiếp? Điều đó có nghĩa là họ thường không đẹp mỗi ngày? Lời khen của bạn có thể bị hiểu lầm thành một ý nghĩa khác.

 Đừng bao giờ nói những lời cấm kỵ này tại nơi công sở nếu không muốn rước họa vào thân, mất cả chì lẫn chài - Ảnh 1.

"Đó không phải lỗi của tôi"

Bạn không nên phủi đi trách nhiệm của mình khi sếp của bạn quan ngại về công việc hay dự án bạn đang thực hiện. Tiến sĩ Greenberg nói, khi bạn đổ lỗi cho người khác và không chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, thì giống như bạn đang tấn công những người khác trong cùng nhóm. Điều này làm cho bạn trông giống như một đứa trẻ chưa trưởng thành và đổ lỗi cho người khác về bất kỳ vấn đề trong khi hoàn thành công việc.

Trốn tránh trách nhiệm cũng khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn không lắng nghe họ và không tiếp nhận những phản hồi mang tính xây dựng.

Nói với khách hàng: “Đây là một ý tưởng ngu ngốc”

Nếu bạn chọn lọc những điều nên nói, bạn sẽ không nói to điều này. Nếu bạn nghĩ rằng khách hàng của bạn sẽ phạm sai lầm hoặc có quan điểm sai lầm, bạn có thể đưa ra đề nghị của bạn cho họ, nhưng đừng tỏ ra hiếu chiến về ý kiến ​​của họ.

Tiến sĩ Dattner nói rằng ông đã hướng dẫn mọi người về cách huấn luyện dịch vụ khách hàng. Có lẽ bạn đã từng nghe tới phương pháp tiếp cận “Khách hàng luôn đúng”. “Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua nếu bạn nghĩ rằng họ đang đưa ra những quyết định sai lầm hoặc nhìn nhận mọi thứ theo cách sai lầm”, ông nói.

Bạn chắc chắn không nên nói bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy dường như bạn không tôn trọng họ, hoặc bạn nghĩ rằng họ đang phạm sai lầm, hoặc bạn không tôn trọng khả năng của họ hoặc bất cứ điều gì tương tự. Hãy hỏi một cách lịch sự xem liệu bạn có thể đưa ra một đề nghị mà bạn nghĩ nó sẽ là một giải pháp tốt hơn cho vấn đề của họ hay không.

Hành động như thể bạn đang tham gia một chương trình truyền hình thực tế

Thật thú vị khi xem các đầu bếp và giám đốc nhà hàng la hét với cấp dưới, hoặc các đại lý bất động sản hét vào mặt đồng nghiệp trên các chương trình truyền hình thực tế. Nhưng những phản ứng kịch tính đó không nên tồn tại trong cuộc sống thực. 

Chúng ta không nên bắt chước những gì chúng ta thấy trong các chương trình giải trí tại nơi làm việc. Bởi vì đơn giản là bạn không có tên trong danh sách các nhà triệu phú hay người nổi tiếng. 

Dùng cách xưng hô quá "thân mật"

Điều này có thể hơi mơ hồ. Nhưng nếu bạn đang làm việc ở một công ty mới và sử dùng từ ngữ thân mật như “em yêu” để gọi một đồng nghiệp nữ thì có thể họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Cách mà bạn nói chuyện và giao tiếp có thể thay đổi tùy theo môi trường làm việc khác nhau. Vì vậy, hãy cẩn thận với cách xưng hô với đồng nghiệp của mình.

 Đừng bao giờ nói những lời cấm kỵ này tại nơi công sở nếu không muốn rước họa vào thân, mất cả chì lẫn chài - Ảnh 2.

Nhờ người khác giúp đỡ như trợ lý cá nhân

Đừng bao giờ yêu cầu quá nhiều sự giúp đỡ từ người khác hay tỏ ý coi thường người khác, cho dù họ là nhân viên hỗ trợ tại văn phòng, theo Tiến sĩ Greenberg. Nếu bạn đang chờ đợi một tài liệu quan trọng hay bạn bị thất lạc thứ gì đó từ bộ phận vận chuyển của công ty, đừng đổ lỗi cho người gửi thư và thể hiện thái độ kiêu ngạo với họ. 

Hãy đối xử với mọi người tại văn phòng một cách tôn trọng và đừng yêu cầu bất cứ ai làm điều gì đó không phải công việc của họ.

Hãy giữ miệng, đừng than vãn kể cả với đồng nghiệp thân thiết

Đừng than vãn về công việc tại nơi công sở, ngay cả với đồng nghiệp thân thiết. Lí do là bạn sẽ truyền thái độ tiêu cực cho người khác và khiến những người xung quanh khó chịu với lời than thở. Bên cạnh đó, đồng nghiệp sẽ đánh giá bạn là một kẻ lười biếng, ỉ lại. Bởi mọi người đi làm đều có áp lực như nhau, nhưng lời than vãn cũng không thể giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.

Môi tường làm việc ở đâu cũng đầy rẫy sự cạnh tranh và thị phi. Bạn có thể có ý tốt khi đưa ra lời nhắc nhở, tâm sự. Nhưng không cẩn thận, mọi lời nói đều có thể biến chất theo một chiều hướng hoàn toàn khác và đẩy bạn vào những rắc rối không ngờ. Vì thế, hãy "giữ mồm giữ miệng", cân nhắc kỹ càng những cuộc trò chuyện tại chốn công sở để không "rước họa vào thân".

 

Nguồn phát hành: Nhịp Sống Kinh Tế/Cafebiz

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group