Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào?

Ngày 25/07/2018

 -  10.385 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Thành công của người giàu và sự nhạt nhòa của người nghèo, đâu là bí mật và sự khác biệt giữa 2 kiểu người này?

Năng lực học tập không cao, thành tích ở trường cũng bình bình, thậm chí còn nghịch ngợm phá phách, vậy mà khi bước chân vào xã hội lại làm ông chủ, phát tài, lý ở đâu và vì sao? 

Người thường tìm kiếm sự ổn định, người giàu thích những thách thức

Lựa chọn nghề nghiệp của 2 nhóm người này vốn đã là một khác biệt lớn: những người bình thường luôn mong được làm trong một công ty lớn, công việc ổn định. Còn người giàu thì dạy con gái của mình, đừng để ý tới những công ty thực tập, thậm chí là khuyến khích con gái tự lập 1 công ty nhỏ.

Chọn dịch vụ quản lý tài chính của ngân hàng cũng là một khác biệt: người bình thường chọn một dịch vụ "được đảm bảo", lợi nhuận hàng năm từ 3%-5%. Còn người giàu lại thích mạo hiểm, mua bán nhất định phải có lợi lớn, mua một tỷ lên vốn cổ phần nhất định và nhận lại lợi nhuận cao hơn. "Tư duy giàu có" sẽ không mua một quỹ bảo tồn vốn – "rủi ro thấp tức là lợi nhuận thấp".

Người thường một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu

Người bình thường có lẽ so với người giàu thì càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc, sự khác biệt lần này xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của cái gọi là "nỗ lực công việc". Người phổ thông luôn nỗ lực bằng sức lực bản thân từ sớm tới tối muộn, dù mệt mỏi cũng không oán thán.

Cái mà một người giàu coi là "nỗ lực làm việc" bao gồm 3 phương diện: 

- Thứ nhất, là sự nỗ lực của cả một đội nhóm. Họ có thói quen dẫn dắt, lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, thay vì một mình chiến đấu. Nó hay ở chỗ là khích lệ được đồng đội cùng phấn đầu vì một mục tiêu, đặt ra kỳ vọng và để mọi người chia nhau xử lý công việc. 

- Thứ 2, để tiền "nỗ lực làm việc". Người thường vì sợ rủi ro mà gửi tiền của họ tại ngân hàng, lúc này tiền của họ như một kẻ "lười biếng" không hề "sản xuất" thêm lợi nhuận. Người giàu thì yêu cầu tài sản của mình mỗi năm phải đem về ít nhất 10% lợi nhuận. "Tư duy giàu có" hay ở chỗ, dù có ngủ cũng phải để tiền sinh ra tiền. Ví dụ như: cho người khác vay tiền mở nhà hàng phải yêu cầu một tỷ lệ lãi nhất định, và đồ thế chấp; hoặc là đầu tư tiền vào bất động sản để hưởng lợi chênh lệch. 

- Thứ 3, người giàu dùng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. "Tư duy nghèo" là chỉ sử dụng tiền trong túi, không dám vay mượn.

Người thường luôn nói Có, người giàu dám nói Không

Những "tư duy nghèo" hay người nghèo chính là thường nói theo những gì người khác nói, có khi là mê tín, có khi là nghe lời cha mẹ, có khi chỉ vì sợ khác biệt, những người này chắc chắn đều rơi vào tình trạng "tiền nhỏ thì tằn tiện, tiền lớn thì trở nên hồ đồ". Ví dụ mua một căn nhà, anh ta nhất định sẽ kì kèo phí quản lý nhà để phí càng ít càng tốt.

 

Người thường tựa bầy cừu, người giàu như sói

Quan sát 2 người trẻ tuổi, liệu có biết được 20 năm sau, ai sẽ thành phú ông không? Tất nhiên là có thể, xem xem gan bọn họ to nhỏ thế nào là có thể dự đoán rồi.

Đa số người giàu và người "tư duy giàu có" đều là từ nhỏ đã lớn gan lớn mật rồi, tức là họ dám làm những việc mà người khác không dám làm, những việc chưa ai làm thì anh ta lại thích làm. 

Ví dụ như: sắp tới công ty muốn phát triển thị trường các tỉnh miền Tây, muốn điều cử một số nhân lực cốt lõi vào đó, hầu hết nhân viên tại trụ sở chính đều không nỡ rời Hà Nội, nên đều suy nghĩ rất lâu cũng không ai dám tiến cử, chỉ có một hai thanh niên năng nổ không chút do dự mà nhận luôn. 

Tất nhiên, gan càng lớn thì cơ hội càng nhiều; gan càng nhỏ thì cơ hội cũng sẽ trôi qua. Bạn nói xem, ai trong số họ có khả năng thành công cao hơn nào?

Hiệu ứng bày đàn nói chung là rất hiển nhiên. Đa số mọi người đều là kiểu "nước chảy bèo trôi", không dám để mình nổi bật, không dám làm gì đó khác biệt đám đông; mà chỉ đợi khi có tiếng nói số đông mới dám hành động, đương nhiên khả năng thành công của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

Ví dụ như: những người cả gan họ sẵn sàng mua vào cổ phiếu khi nó đạt 1.30 điểm, còn những người khác vì tâm lý bầy đàn mà cứ đợi đến 2.30 điểm mới chịu mua vào vì đó là lúc thấy có nhiều người mua vào nhất. Như vậy thì lúc mà phú ông đang ngồi đếm tiền rồi thì họ mới vội tranh nhau mua vào với giá cao hơn, cứ cho là được lợi nhuận thì tỷ lệ thu được cũng không ăn thua.

Người thường chăm chú vào chi tiết, người giàu lưu tâm ở đại sự

Những người ưa ổn định, tâm lý của đàn cừu thì đương nhiên họ cũng thuộc nhóm những người quá chăm chú vào chi tiết mà quên đi đại sự. Đôi khi với những việc nhỏ nhặt họ rất chặt chẽ, nhưng khi gặp việc lớn thì họ lại trở nên hồ đồ, hoặc là xử lý không tốt hoặc là chưa từng nghĩ đến. 

"Tư duy làm giàu" là để tâm ở đại sự, thay vì làm con tốt thì phải làm con xe đi đường dài như thế mới có thể đi nhanh hơn người khác và về đích thành công.

Theo Trí Thức Trẻ

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group