9 Kỹ năng bán hàng BẮT BUỘC dân SALES cần phải biết
 -  7.651 Lượt xem
(Doanh nhân thời đại) Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi và đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu.
Khi nhắc đến cụm từ “kỹ năng bán hàng”, nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ đến những mánh khóe như lôi kéo, rượt đuổi khách hàng trên đường hay đứng nói như một cái máy. Tuy nhiên, đây lại là những hình ảnh tuyệt đối không nên có ở một sale giỏi!
Không ai vừa sinh ra đã có những kỹ năng bán hàng bẩm sinh, mọi thứ đều cần thời gian để học hỏi và thực hành. Dù bạn là ai, ông chủ, lập trình viên máy tính hay nghệ sĩ piano…, bí quyết thành công đều nằm trong tay bạn cả.
Dưới đây là 9 kỹ năng bán hàng bắt buộc dân SALES cần phải biết.
1. Lắng nghe
Kỹ năng quan trọng nhất mà người bán hàng nào cũng phải có chính là lắng nghe một cách cẩn thận. Hãy nhớ rằng bạn có 2 cái tai nhưng chỉ có 1 cái miệng, vì vậy hãy lắng nghe nhiều hơn là nói.
Khi lắng nghe khách hàng, bạn cũng phải nghe một cách chủ động và hiểu những gì đang diễn ra. Trước khi đưa ra một ý tưởng, hãy quay sát thật kỹ xung quanh và chắc chắn rằng mọi người sẽ hiểu những gì bạn sắp nói.
2. Kết nối
Người bán hàng thành công phải là bậc thầy trong việc kết nối mọi người với nhau. Khi bạn nói chuyện với bất cứ ai, hãy quan sát cách mà họ nói chuyện. Nếu họ nói chậm, bạn cũng phải nói chậm lại. Nếu họ nói với nhịp độ nhanh, bạn cũng phải nói nhanh hơn. Vì sao lại như vậy? Đơn giản, bạn phải tìm được sự kết nối với họ.
Trong cuộc trò chuyện, bạn cũng hãy tìm hiểu xem khách hàng đó là người thế nào, sở thích là gì. Chẳng hạn, nếu vị khách thích nuôi chó, hãy nói chuyện với họ về chủ đề chó để tìm kiếm sự tương đồng.
3. Không bán một cảm xúc nhất định cho mọi khách hàng
Mỗi khách hàng là một vũ trụ cảm xúc, và không có ai giống ai cả. Bạn cần phải trải nghiệm nghề nhiều, tiếp xúc với nhiều khách hàng để hiểu khách hàng hơn. Một kinh nghiệm đó là bạn nên có một cuốn sổ lưu thông tin khách hàng, kinh nghiệm mà bạn học được để ghi chú lại những thói quen, tính cách từng chủ cửa hàng, đó sẽ là ưu thế không thể bỏ qua.
Từ cuốn sổ hay ứng dụng này bạn có thể nhận ra được thói quen nhu cầu của khách hàng, giới tính đặc điểm cũng như sở thích của họ, từ đó khi mỗi khách hàng bước vào cửa hàng của bạn thì bạn dễ dàng lên phương án đón tiếp cũng như giới thiệu sản phẩm.
4. Đam mê
Người bán hàng hoặc chủ doanh nghiệp đều phải thực sự đam mê với sản phẩm mà họ làm ra. Đừng cố bán một thứ gì đó chỉ vì tiền. Hãy tìm ra niềm đam mê của bạn, vì sao bạn thích sản phẩm đó và bạn có sẵn sàng làm việc này kể cả không có tiền không? Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.
Trong một cuộc họp của Apple, khi các cổ đông thúc ép Tim Cook tăng lợi nhuận cho công ty, ông đáp rằng “Tôi không quan tâm đến ROI, tôi biết tất cả chúng ta ngồi ở đây cùng nhau vì chúng ta có cùng niềm đam mê và tin rằng sản phẩm của mình là tốt nhất”.
5. Lạc quan
Người bán hàng thành công luôn tìm thấy sự hài lòng ở khách hàng sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ thậm chí còn nhìn thấy kết quả cuối cùng trước khi bán hàng và luôn lấy đó làm động lực cho mình.
Để có được thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn định hình thật rõ mọi thứ mà mình muốn đạt được. Dù bạn không có ý tưởng tuyệt vời nhất, nhưng hãy cố gắng tìm kiếm kết quả tốt nhất. Hãy tưởng tượng 5 năm nữa bạn sẽ lái chiếc xe hơi đắt tiền, đeo đồng hồ hàng hiệu và ngồi uống cà phê, ký hợp đồng trong một căn biệt thự ven biển. Có ai đánh thuế ước mơ đâu, tại sao bạn lại không mơ những điều tốt nhất?
6. Không sợ bị từ chối
Một trong những kỹ năng khó nhất mà dân sales phải đối mặt đó là thường xuyên bị từ chối. Tuy nhiên, đừng lấy đó làm buồn mà hãy tiếp tục tiến về phía trước. Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi và đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu.
Nếu người ta nói “Không” với bạn ở lần đầu, đó có thể là do họ chưa cân nhắc kỹ. Hãy tiếp cận với họ lần thứ 2, thứ 3… Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ nghi ngờ bản thân. Bạn phải biết rằng người thành công là người làm được những việc mà kẻ thất bại đã từ bỏ trước đó.
7. Thuyết phục
Bạn hãy nhớ lại xem khi còn bé, mình đã thuyết phục cha mẹ thế nào để họ mua cho bạn một que kem? Tương tự, đối với khách hàng cũng thế. Bạn mang một chai nước đến bán ở ngôi làng Alpine xinh đẹp, tất nhiên sẽ chẳng ai mua cả, nhưng nếu bạn đem chai nước đó đến sa mạc Sahara, thậm chí bạn chẳng cần nói gì cũng đã hết hàng.
Nguyên tắc cốt lõi ở đây là bạn phải biết khách hàng cần gì và tìm cách thuyết phục họ. Hãy bán cho khách hàng thứ mà họ cần, chứ đừng bán thứ mà bạn có.
8. Biết “bán” mình trước
Trước khi bán được sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần nhớ rằng khách hàng sẽ “mua” bạn trước, sau đó mới là sản phẩm mà bạn cung cấp. Bạn cần phải làm sao cho khách hành thích và tin tưởng mình, khi đó họ sẽ rút ví ra trả cho bạn.
Vì thế, hãy làm việc chăm chỉ, rèn luyện bản thân, đọc nhiều sách, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Đó là cách duy nhất giúp bạn gây được ấn tượng với khách hàng trước khi họ dành thời gian cho bạn nói về sản phẩm hoặc dịch vụ.
9. Áp dụng công nghệ tiên tiến
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, rất nhiều giải pháp công nghệ số đã ra đời nhằm hỗ trợ cho Salesman trong quá trình làm việc, tiếp cận hay chăm sóc khách hàng. Hoạt động viếng thăm khách hàng của một Salesman thường xoay quanh quy trình sau:
- Gặp gỡ thăm khỏi khách hàng
- Kiểm tra hàng tồn tại cửa hàng
- Chụp ảnh cửa hàng, quầy kệ, trưng bày hàng hóa
- Cập nhật ghi chú ý kiến chủ cửa hàng về sản phẩm, khách hàng
- Đặt đơn hàng mới
Với quy trình này, nếu thực hiện thao tác thủ công như sử dụng zalo, SMS, email, gọi điện sẽ mất rất nhiều thời gian tại điểm bán, đồng thời các bộ phận tiếp nhận thông tin khác như Giám sát, Kế toán cũng mất thời gian trong việc tập trung dữ liệu, theo dõi và xử lý thông tin. Hậu quả trực tiếp là đơn hàng có độ trễ quá cao, các thông tin về thị trường bị gián đoạn không theo đúng thời gian thực, các hỗ trợ không kịp thời. Từ đó dẫn đến nhân viên bán hàng không tối ưu được doanh số.