Những bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc của thế chiến thứ II

Ngày 25/06/2019

 -  3.295 Lượt xem

(Doanh nhân thời đại) Lãnh đạo trên chiến trường và lãnh đạo trong phòng họp, hai phạm trù tưởng không liên quan mà lại có nhiều điểm chung đến không tưởng.

Lãnh đạo trên chiến trường và lãnh đạo trong công ty tưởng chừng như chẳng có gì liên quan tới nhau nhưng trên thực tế lại có nhiều mối quan hệ và điểm tương đồng hơn là bạn nghĩ. Trong cả hai tình huống, đều cần ở người lãnh đạo sự đĩnh đạc, quyết đoán và thông minh để đạt được những mục tiêu đề ra.

Bất kể ở hoàn cảnh nào, các nhà lãnh đạo vẫn cần phải lạc quan khi đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh.

Trong lịch sử thế giới, có biết bao nhà lãnh đạo tài ba, lỗi lạc để lại cho thế hệ sau những bài học đắt giá. Một trong số đó là George Marshall - một vị tướng của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, các bài học của ông đã là nguồn cảm hứng vượt thời gian không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả những người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh cũng cần phải học hỏi theo. Sự quả quyết, linh hoạt và kiên định cùng tầm nhìn xa trông rộng của George Marshall đã khiến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạc nhất mà thế giới phải ngưỡng mộ.

Dưới đây là những bài học nổi tiếng nhất của George Marshall mà có thể bạn sẽ cần quá trình lãnh đạo đội nhóm hay doanh nghiệp của mình:

Chọn thể hiện sự lạc quan

Lạc quan không phát sinh từ hoàn cảnh mà những người ở trong một hoàn cảnh bắt buộc nào đó nhất định phải chọn nó. Marshall từng nói, "Khi điều kiện khó khăn, mệnh lệnh ban xuống sẽ bị giảm quyền uy, mọi người sẽ trở nên nghiêm trọng và bi quan, chính vì thế nên bạn buộc phải đặc biệt vui vẻ và lạc quan".

Khi team của bạn rơi vào tình trạng khó khăn, hãy thể hiện sự lạc quan quyết liệt khi đối mặt với những trở ngại, hay sự chống đối từ bên ngoài và sau đó hãy thử cảm nhận thành quả của điều đó. Chắc chắn rằng bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi khả năng lãnh đạo lạc quan dễ lây lan và mở rộng tầm ảnh hưởng với tốc độ đáng kinh ngạc hơn nhiều so với những phương pháp lãnh đạo khác.

Ngay cả khi năng lượng tích cực không đến một cách tự nhiên và dễ dàng nhưng hãy giả vờ như mình đang tràn trề nguồn năng lượng đó. Hãy đánh lừa cảm xúc của bản thân rằng mình đang vui vẻ, lạc quan để chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng và cố tình hăng hái, nhiệt tình nhất có thể để truyền nguồn năng lượng đó đến cho mọi người trong team. Nghe có vẻ thật giả tạo nhưng nó có thể trở thành một liều thuốc kỳ diệu cứu rỗi cả team của bạn khi đang đứng trước những thách thức và khó khăn đấy.

Những bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc của thế chiến thứ II, điều số 2 đặc biệt phải tránh xa - Ảnh 1.

Đừng dùng "nắm đấm"

Các nhà lãnh đạo vĩ đại đều bày tỏ sự đồng tình không lay chuyển đối với sự khiêm tốn, trách nhiệm và lòng trung thành. Nhưng họ cũng phải liên tục đối mặt với những phản hồi trung thực và quan trọng từ cấp dưới, cấp trên và cả đối tác lẫn khách hàng của mình.

Các nhà lãnh đạo giỏi không ngại những cuộc trò chuyện khó khăn khi có dịp, nhưng họ cũng không sử dụng quyền lực hay uy thế của mình để gây ảnh hưởng, bối rối hoặc làm nhục người khác, đặc biệt là với cấp dưới. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như những người lãnh đạo muốn chèo lái tốt thì cần phải biết đâu là điểm yếu, là khuyết điểm của mình để khắc phục. Chính vì thế, nhà lãnh đạo tài ba phải là người đánh giá cao sự đóng góp, bày tỏ ý kiến từ nhân viên, cấp dưới từ đó tìm ra con đường đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.  

Không bao giờ đầu hàng trước thất bại

Tất cả các doanh nhân thành công đều trải qua thất bại và thường thành công hiện tại là nhờ vào một vài lần thất bại "để đời" lúc trước. Warren Buffett, Bill Gates và Steve Jobs là những cái tên không mấy xa lạ trong giới doanh nhân thành đạt, họ cũng đã phải trải qua bao nhiêu lần vấp ngã, từ chối và thất bại nặng nề trước khi nổi tiếng khắp thế giới. Nếu các nhà lãnh đạo này đã lùi bước trước thất bại, từ bỏ khi khó khăn thì liệu họ có đạt được thành công vang dội như hiện tại?

Cuộc đời của tướng Marshall cho chúng ta thấy rằng nếu ta đầu hàng trước thất bại hoặc từ bỏ trong khoảng thời gian cần phải nỗ lực thì chúng ta sẽ không bao giờ chạm tay vào được những phần thưởng của cuộc đời đang chờ mình phía trước. Chỉ có sự kiên trì qua từng lần thử nghiệm mới tạo ra được những doanh nghiệp thành công vang dội mà ai ai trong chúng ta cũng đều phải ngưỡng mộ.

Những bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc của thế chiến thứ II, điều số 2 đặc biệt phải tránh xa - Ảnh 2.

Biết cách "trao quyền" cho người khác

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất biết rằng doanh nghiệp của mình sẽ chỉ tốt như thái độ mà họ thể hiện đối với team của mình. Thay vì tự làm cho mọi thứ trở nên tệ hại hơn thì ta nên học hỏi theo các bài học của tướng Marshall và dựa vào đó để giành chiến thắng.

Hai từ "trao quyền" có thể chỉ là một từ thông dụng trong suốt bao nhiêu thập kỷ qua nhưng nhờ có nó mà bao nhiêu doanh nghiệp lớn đã được hình thành dưới bàn tay của các nhà lãnh đạo biết cách "trao quyền" cho người khác.

Thông thường, khi phổ biến một công việc nào đó, trưởng nhóm sẽ là người đưa ra chủ đề sau đó là vạch đường lối rồi cuối cùng phân công từng người thực hiện theo con đường đó để đạt được các kết quả đã định sẵn. Tuy nhiên, lối lãnh đạo này có thể hiệu quả trước mắt nhưng lại vô tình giết chết sự sáng tạo trong tương lai.

Trong quân đội, có một loại thông tin liên lạc gọi  là "ý định của người lãnh đạo" hoặc "ý định của chỉ huy". Thay vì việc vạch ra các đường lối cụ thể rằng mỗi người phải làm những gì thì người lãnh đạo sẽ bắt đầu bằng việc giải thích về các vấn đề tại sao.

Chính vì thế các thành viên trong team sẽ phải đối mặt với những thách thức và phải tự đặt cho bản thân câu hỏi rằng mình nên làm gì để đạt được mục tiêu đó, từ đó họ buộc phải tìm kiếm câu trả lời và một kết quả sáng tạo nhất có thể.

Những bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc của thế chiến thứ II, điều số 2 đặc biệt phải tránh xa - Ảnh 3.

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều không có cơ hội tiếp xúc với môi trường quân ngũ nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học được những bài học bổ ích vượt thời gian của những người từng trải.

Bằng cách làm theo 4 bài học để đời của Marshall, mỗi nhà lãnh đạo chắc chắn có thể cải thiện bản thân mình và quan trọng hơn hết là đưa team của bạn, doanh nghiệp của bạn sang một trang mới với nhiều thay đổi tích cực và mới mẻ hơn.

Nguồn phát hành: Trí Thức Trẻ/Cafebiz

Khóa đào tạo giám đốc tài chính thực chiến VBI Group

Địa chỉ bán bưởi hồ lô giá tốt ở Sài gòn - Shop bưởi hồ lô tài lộc Bình Thạnh

Khóa đào tạo Giám đốc Điều hành Thực chiến VBI Group