Bí mật để thiết lập và duy trì cuộc sống giàu có - không hề khó như bạn tưởng
 -  6.137 Lượt xem
(Doanh nhân thời đại) Rất nhiều người sống trong những căn nhà trị giá 10 triệu đô nhưng vẫn lái những chiếc Toyota sản xuất từ 10 năm trước. Làm giàu quả thực không khó...
Tại sao những người đã giàu lại càng giàu hơn, phải chăng họ có những kinh nghiệm và bí mật. Dưới đây là những lời khuyên từ chính những người giàu về cách kiếm tiền của họ mà không phải ai cũng biết tới.
Nghĩ khác biệt: "Không tiêu tiền cũng là kiếm tiền"
Với những người giàu thì việc không chi tiền cho những hoạt động mà họ cảm thấy thừa thãi chính là cách họ đã kiếm được tiền. Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Boston bật mí: "Việc tôi tiết kiệm được 2000 đô khi không mua vé máy bay hạng nhất giống như ai đó đưa cho tôi 2000 đô vậy". Nếu là bạn, bạn có chịu ngồi trên chiếc ghế kém thoải mái trong vòng 3 tiếng đồng hồ vì số tiền tiết kiệm kia không?
Đến ATM 1 lần trong 1 tuần và thanh toán mọi thứ bằng tiền mặt
Đó là cách mà Alan Corey, tác giả cuốn sách "Một triệu đô năm 30 tuổi" đã bật mí trong cách chi tiêu của mình. "Tôi phải đặt ra định mức để không phải tính toán từng đồng hay cân đối biên lai. Tôi chỉ tiêu số tiền trong ví. Mỗi tuần tôi rút tiền ít đi 20 đô để xem số tiền tối thiểu tôi có thể tiêu là bao nhiêu."
Chúng tôi không lãng phí
Một lần, cháu gái của tôi định bỏ đi một ít giấy tờ. Tôi bảo nó gỡ những cái kẹp giấy đó ra và giữ lại. Cháu gái tôi nói:"Bà có biết mấy cái này rẻ lắm không?". Tôi nói: "Cháu có biết là khi cháu cần thì một đồng cũng rất lớn không?" - Pat Brennan, đồng sở hữu của of Brennan Builders, nhà xây dựng hàng đầu tại thành phố Evans, Pennsylvania.
Chúng tôi không tốn nhiều tiền cho quần áo
Một tỷ phú chưa chắc đã mua quần áo nhiều hơn người thường. Với T. Boone Pickens tỷ phú dầu mỏ, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí của Kiplinger vào năm 2012 đã nói rằng "5 năm một lần, hoặc nhiều hơn, tôi mua 3 bộ vest, và tới giờ, tôi chỉ có 10 bộ. Tôi chỉ cần vậy thôi".
Mua rẻ - bán đắt
"Vào năm 2012, tôi xem tin trên Tạp chí phố Wall rằng Talbots có thể nhận được đầu tư, nhưng thỏa thuận thất bại, giá cổ phiếu công ty này giảm gần 50% chỉ trong 1 ngày. Lúc đó, tôi đã đầu tư 5000 đô mua cổ phiếu của Talbots. Mỗi ngày, giá của chúng đã tăng 50%, và tôi quyết định bán lúc đó" - một đối tác tại một công ty luật có uy tín ở Washington, DC nói. Vì vậy, nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền, hãy thử đầu tư khi có biến động.
Quyết liệt trong công việc của mình
"Khi đàm phán lương, tôi luôn kết thúc với yêu cầu được xem xét hiệu quả trong chín tháng, thay vì 12 tháng như thông thường. Điều này luôn được chấp thuận, và tôi có 3 tháng còn lại để chuẩn bị khởi đầu cho kì tăng lương, thưởng tiếp theo" - Alan Corey bật mí thêm.
Chúng tôi không thông minh như bạn tưởng
Thật thú vị, khi bạn giàu thì người khác sẽ nghĩ rằng bạn rất thông minh. Điều thú vị này đã được Peter Shankman, doanh nhân và nhà đầu tư thiên thần chia sẻ rất vô tư: "Hai ngày sau khi bán công ty, tôi được mời diễn thuyết trong một hội nghị mà tôi đã cố hết sức trong 6 năm để được tham gia".
Không bỏ cuộc tới khi đạt được thỏa thuận
"Một lần, tôi tới văn phòng tổng của bộ phận hỗ trợ khách hàng tại Dell khi máy tính bị trục trặc nhưng đã hết hạn bảo hành và hôm sau, tôi nhận được một chiếc máy tính mới. Nếu bạn cương quyết, bạn sẽ gặp được người sẵn sàng linh động để khắc phục các vấn đề" - August Turak
Chấp nhận rủi ro để thành công
"Những năm 1990s, tôi đang làm việc tại AOL. Khi đó, công ty đã sa thải 300 nhân viên, trong đó có tôi. Bộ phim Titanic đang được công chiếu và tôi đã dành toàn bộ tiền để dành thuê nhà mua 500 chiếc áo phông và in câu thoại trong phim. "It sank, get over it." Nếu không bán những chiếc áo đó, tôi đã thành kẻ vô gia cư rồi. Sau đó, tôi gọi cho tờ USA Today và kể cho phóng viên câu chuyện đó. Tôi bán được 10.000 chiếc áo trong hai tháng tiếp theo và kiếm được 100.000 đô. Đó là công ty đầu tiên của tôi" - Peter Shankman
Chúng tôi cũng phải nộp thuế, nhiều là đằng khác
Không phải mọi người giàu đều thuê luật sư và kế toán giỏi để làm các công việc sổ sách. Nhiều người vẫn tự tính thuế bằng các phần mềm giống như bao người khác. - đối tác của một công ty luật có uy tín tại Washington, DC.
Không quá thoải mái chuyện tiền nong, kể cả với người nhà
72% những gia đình giàu có –có hơn 250.000 đô cho đầu tư – nghĩ con cái của họ phải trả tự chi trả ít nhất một phần học ph, và khoảng 1/3 cho rằng trong tương lai, sinh viên nên đóng góp ít nhất một nửa học phí. - Theo một cuộc khảo sát năm 2012 bởi nhà quản lý tài sản Legg Mason trên 1.000 gia đình giàu có
Thay vì cho cá, chúng tôi cho cái cần
Triệu phú người Mỹ gốc Hoa Allen Wong thì có nguyên tắc "Sau khi kiếm được một ít từ việc phát triển ứng dụng, tôi định chia một ít cho những người bạn cũ và các thành viên trong gia đình đang chịu sự kiểm tra thu nhập trong thời kì suy thoái. Nhưng tôi biết rằng phần lớn những họ sẽ không chấp nhận khoản tiền ấy.
Vì vậy, tôi hỏi ý kiến của họ về những ứng dụng mà tôi làm và bán. Chúng không phải những ý tưởng tốt, và các ứng dụng cũng ít khi sinh ra tiền, nhưng đó không phải vấn đề. Tôi vẫn trả cho họ hàng ngàn USD".
Chúng tôi không biết hàng xóm của mình giàu
Người giàu thực sự thường không mặc những bộ cánh đắt tiền, dùng túi xách xịn hay tậu những chiếc xe sang trọng. "Ở Martha’s Vineyard, bạn có thể thấy rất nhiều người sống trong những căn nhà trị giá 10 triệu đô nhưng vẫn lái những chiếc Toyota sản xuất từ 10 năm trước" - Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Boston thành công cho hay.
Nhiều khi, cơ hội tới từ những người bạn quen biết, hãy giữ gìn những mối quan hệ đó.
"Một điều tuyệt vời tôi đã gặp là khi tôi được thuê làm đại diện cho một công ty của vài người tôi biết từ thời trung học" - đối tác tại một công ty luật có uy tín ở Washington, DC bật mí.
Khi bạn mua hàng, hãy tự hỏi "Họ nhập hàng từ đâu?"
"Chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền cho các sản phầm hữu cơ. Vì vậy, tôi đã nghĩ: Cửa hàng này nhập hàng từ đâu?. Chúng tôi đã tìm kiếm, liên hệ với đại lí và tìm hiểu các tiêu chí nhập hàng. Đơn hàng tối thiểu là 250 đô. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu gom đặt hàng từ bạn bè và sắp xếp để trả hàng theo tuyến đi - Jerrod Sessler, người sáng lập và giám đốc điều hành của HomeTask, doanh nhân và cựu tài xế của NASCAR chia sẻ.
Theo Trí Thức Trẻ/CFbiz